Giáo dục đúc khuôn: TRƯỜNG HỌC NÀY QUÁ NHỎ CHO CẬU ẤY

Giáo dc đúc khuôn

TRƯỜNG HC NÀY QUÁ NH CHO CU Y

Là ph huynh, nếu mt ngày đẹp tri nhn được bc thư t thy giáo con mình viết rng: “Con ca anh/ch b đần độn. Chúng tôi không tiếp tc nhn cháu…”, bn s hành x ra sao?

Mỗi đứa trẻ là một niềm hy vọng của các bậc cha mẹ. Vì lẽ đó, giáo dục chúng là luôn là đề bài khó cho những ông bà cha mẹ mong con mình trở nên tài giỏi trong tương lai. Môi trường sống tác động không nhỏ tới cách giáo dục của cha mẹ, nhất là đối với môi trường giáo dục nặng về bề nổi hơn nội dung, đứa trẻ sẽ không phát triển theo tính cách và thế mạnh của mình, chúng sẽ là những khuôn đúc do cha mẹ nhào nặng nên. Với tình huống nêu trên, có lẽ phần đông các bậc cha mẹ sẽ rất đau buồn vì con mình kém may mắn. Họ sẽ đưa con đến một ngôi trường khác, thành khẩn xin cho con mình được đến lớp học, hoặc chọn một ngôi trường chuyên biệt dành cho trẻ thiểu năng. Nếu chọn cách hành xử như vậy, thế giới chúng ta hẳn đã chìm trong đêm tối…

Đần độn và thiên tài

Bức thư mà tôi đề cập là do giáo viên tiểu học của Thomas Edison gửi cho mẹ ông, bởi vì ông bị mắc chứng khó đọc và không hề chú tâm vào bài giảng của giáo viên. Sau khi đưa thư cho mẹ, Edison hỏi mẹ về nội dung, mắt bà nhoè lệ đọc cho con từng chữ một: “Con ca bà là thiên tài. Trường hc này quá nh cho cu y và cũng không đủ giáo viên gii để đào to cháu. Bà hãy t giáo dc cháu nhé“.

Chính niềm tin vào năng lực của con mình nên mẹ Edison đã khuyến khích ông khám phá thế giới theo đam mê của mình. Ông phá những món đồ chơi của mình rồi lắp ráp chúng lại theo những cách khác nhau. Những câu hỏi “Vì sao?” của ông được bà kiên nhẫn giảng giải. Bà cũng là người truyền đam mê đọc sách cho ông ở tất cả lĩnh vực. Nhiều năm sau khi mẹ ông qua đời và ông đã là nhà phát minh vĩ đại, trong lúc loay hoay với đống đồ cũ, ông mới tìm thấy bức thư thầy giáo gập lại trong ngăn kéo. Edison khóc trong nhiều giờ liền, sau đó mới viết vào nhật ký của mình: “Thomas Edison là mt đứa tr đần độn, nh người m anh hùng mà tr thành thiên tài ca thế k“.

Chúng ta đang làm gì vi con tr?

Với vòng xoáy tất bật của xã hội ngày nay, rất ít bậc cha mẹ có thể kiên nhẫn mang lại cho con những bài học tư duy và sáng tạo phù hợp. Thay vào đó là cuộc chạy đua vào trường điểm và các môn năng khiếu, phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường. Câu hỏi phổ biến của các bậc phụ huynh hỏi nhau là: “Con anh/ch hc trường nào?”, “Cháu nó có đi hc v/hc múa/hc võ/hc đàn không”, “Cháu nó có nói được tiếng Anh không?”… . Hiếm có ai hỏi: “Liu cháu có thích thú, vui v khi đi hc ch?”.

Một chiều tan tầm, tôi bắt gặp một bà mẹ chở hai đứa trẻ, trên tay mỗi đứa cầm một ổ bánh mì. Lúc dừng đèn đỏ, bà mẹ nói vội phía sau: “Con ăn nhanh để còn vào hc”. Cả hai đứa trẻ ăn vội bữa chiều giữa khói bụi xe máy, giữa tiếng còi xe inh ỏi, giữa dòng người chật cứng như nêm. “Bữa ăn của chúng có ngon không? – tôi tự hỏi – Liệu sau giờ học chính trên lớp, chúng còn trí lực và thể lực để học tiếp?”. Tôi cảm thấy tội nghiệp chúng bởi nổi ám ảnh về điểm số, về trách nhiệm “thành tích” chúng đang gánh trên vai mà cha mẹ chúng đang chạy đua. Tầm tuổi chúng nó, chiều lại tôi sẽ đi thổi lửa nấu cơm, chờ lúc có than ngồi nướng mấy củ khoai để tối mang đi ăn với lũ bạn hàng xóm, vừa ăn vừa chơi banh chuyền…

Cha mẹ chính là người hiểu rõ con cái mình có khả năng gì và chúng có thể tiếp thu mọi thứ theo cách nào. Gia đình chính là trường học đầu tiên của một đứa trẻ, cha mẹ sẽ là người thầy – người bạn gắn bó suốt tuổi thơ của chúng. Điều chúng cần ở người bạn này là cùng chúng nhìn ngắm thế giới và khám phá nó bằng trí tò mò, phát huy tối đa sự sáng tạo của trẻ nhỏ. Một lần sang chơi với con một chi đồng nghiệp, tôi cùng cháu vẻ tranh phong cảnh. Cháu tô mái ngói, tôi lấy màu xám đưa cho cháu, nó lắc đầu bảo: “Cô ơi, ngói màu đỏ chứ, mẹ cháu bảo vậy mà”. Chị đồng nghiệp nghe thấy lên tiếng: “Đúng rồi, ngồi là phải màu đỏ con nhé”. Chị ấy khen con mình nhớ lâu. Liệu đây là chuyện vui hay buồn của đứa trẻ ấy. Tôi đưa cháu màu xám vì tôi nhớ mái ngói nhà tôi bị rêu bám, phai màu dần theo thời gian, chỉ còn lại màu của đất nung. Thế là tôi đã sai khi đi ngược lại quy ước của hội hoạ theo lời chị đồng nghiệp rồi, ngói là phải có màu đỏ. À, vậy thì lá cây phải tô màu xanh dù đó là chiếc lá bàng màu nâu rụng khắp sân trường, mặt trời phải tô màu đỏ mặc dù đó là mặt trời chói chang giữa trưa hè, mây phải tô màu trắng dù đó là đám mây xám xịt trước cơn mưa. Từ khi nào mà đến một môn nghệ thuật đòi hỏi cái nhìn mới mẻ như vẽ tranh cũng bị đưa vào khuôn khổ khi giáo dục một đứa trẻ?

 

Kim cương và than chì giống nhau ở chỗ đều cấu tạo từ nguyên tố cacbon, nhưng chúng lại ở hai thái cực khác nhau về độ cứng và giá tiền. Điều làm nên sự đối lập giữa hai kim loại này chính là nhờ mối liên kết giữa các nguyên tố. Liên kết chặt chẽ thì bền cứng, liên kết yếu thì dễ vỡ vụn. Giống như một đứa trẻ, khi mới được sinh ra chúng đều mới mẻ như một tờ giấy trắng. Tất cả chúng đều có một năng lực đặc biệt. Cha mẹ có muốn năng lực đó của chúng được trau dồi và phát triển theo thời gian, trở thành thế mạnh của con mình, dù chúng có đam mê trò nặn đất sét, sau này chúng có thể là một nghệ nhân làm gốm, cho ra những tác phẩm có hồn và giá trị. Còn nếu nhất mực muốn con học điều bạn cho là đúng theo số đông thì chúng sẽ góp nhật kiến thức và kỹ năng một cách rời rạc, chúng sẽ hoang mang với câu hỏi chúng đang học cái gì, vì ai và học để được điều gì. Con bạn sẽ là viên kim cương hay cục than chì một phần do định hướng giáo dục của chính bạn.

Giáo dục con trẻ theo tính cách và sở trường mà chúng có là điều không dễ, nhưng đó là điều cần làm và đã được chứng minh ở những môi trường giáo dục tiên tiến.

 

Đặng Lâm Quỳnh Như