KẾ HOẠCH Phòng, chống dịch Covid-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc Covid-19

UBND HUYỆN TAM NÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHÚ CƯỜNG
 
Số: 376/KH-THCSPC Tam Nông, ngày 08 tháng 12 năm 2021
  1. KẾ HOẠCH
  2. Phòng, chống dịch Covid-19 và các phương án xử trí
  3. khi có các trường hợp mắc Covid-19
  4. Căn cứ Công văn số 6666/BYT-MT ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan, đơn vịIJ;
  5. Căn cứ Công văn số 1066/ PGDĐT ngày 01 tháng 12 năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Nông về việc đảm bảo an toàn phòng, chống COVID-19 để tổ chức dạy và học năm học 2021-2022
  6. Căn cứ Kế hoạch số 1075/KH-PGDĐT ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Nông về việc thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc Covid-19;
  7. Trường Trung học cơ sở Phú Cường xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc Covid-19 với những nội dung cụ thể như sau:
  8. . THÔNG TIN CHUNG
    1. Tên đơn vị: Trường Trung học cơ sở Phú Cường
    2. Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên
  9. – Tổng cộng 31 người. Trong đó:
  10. + Ban giám hiệu: 02 người.
  11. + Giáo viên: 23 người (01 hợp đồng tạm)
  12. + Nhân viên: 06 người
  13. – Số cán bộ, giáo viên, nhân viên có địa chỉ huyện Tam Nông: 22 người.
  14. – Số cán bộ, giáo viên, nhân viên có địa chỉ huyện Thanh Bình: 02 người
  15. – Số cán bộ, giáo viên, nhân viên có địa chỉ huyện Cao Lãnh: 04 người
  16. – Số cán bộ, giáo viên, nhân viên có địa chỉ huyện Tân Hồng: 01 người.
  17. – Số cán bộ, giáo viên, nhân viên có địa chỉ huyện TP.Cao Lãnh: 01 người.
  18. – Số cán bộ, giáo viên, nhân viên có địa chỉ huyện Lấp Vò: 01 người.
  19. Trong khi dạy học trực tiếp các giáo viên ở huyện Cao Lãnh, Tân Hồng, Cao Lãnh sẽ lưu trú lại tại nhà trọ trên địa bàn xã Phú Cường.
  20. Tổng số học sinh: 526 học sinh
  21. Tổng số cán bộ y tế : 01
    – Họ và tên: Lê Thị Diệu
    – Số điện thoại: 0379.359.137
    – Email: lethidieu.c2phucuong.tamnong@moet.edu.vn
    – Trình độ chuyên môn: Trung cấp Y sỹ đa khoa
  22. Cán bộ đầu mối phụ trách công tác phòng, chống dịch tại đơn vị
    – Họ và tên: Lê Thị Sơn Ân
    – Số điện thoại: 0935.434.041
    – Email: lethisonan.c2phucuong.tamnong@moet.edu.vn
  23. – Trình độ chuyên môn: Y sỹ đa khoa
  24. MỤC TIÊU
  25. Mục tiêu chung
  26. Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện mục tiêu kép hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động bình thường của đơn vị.
  27. Mục tiêu cụ thể
    – Xây dựng các phương án phòng, chống dịch COVID-19 theo các mức độ nguy cơ.
    – Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực và tổ chức diễn tập phòng, chống dịch COVID-19 theo các phương án.
  28. III. XÁC ĐỊNH NGUY CƠ LÂY NHIỄM COVID-19
  29. Các khu vực có tập trung đông người tại đơn vị :
    – Vị trí 1:Cổng ra vào
    – Vị trí 2: Lớp học
    – Vị trí 3: Phòng thư viện, phòng đội, nơi nghỉ giờ ra chơi của GV.
  30. – Vị trí 4: Khu vực nhà vệ sinh
  31. Các vị trí thường xuyên tiếp xúc cần tăng cường vệ sinh khử khuẩn
  32. – Tay vịn cầu thang: tại dãy nhà A, B, C.
  33. – Tay nắm cửa: tay nắm các cửa ra vào tại các lớp học, ngoài ra còn tay
  34. nắm cửa ra vào tại các phòng chức năng, …
  35. – Mặt bàn: Tất cả các mặt bàn của học sinh tại các lớp học và các mặt bàn giáo viên.
  36. Mức độ nguy cơ dịch COVID-19 tại địa phương .
    Thường xuyên theo dõi mức độ nguy cơ dịch Covid-19 tại địa phương (xã Phú Cường), nơi cơ quan đặt trụ sở
  37. IV. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
  38. 1. Công tác thông tin, tuyên truyền
  39. Trường Trung học cơ sở Phú Cường triển khai, phổ biến, tuyên truyền quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến cán bô – giáo viên – Nhân viên , phụ huynh học sinh và học sinh CB-GV-NV-PHHS&HS) của cơ quan bằng các hình thức: văn bản, zalo nhóm, email,… kịp thời.
  40. 2. Thực hiện đảm bảo nguyên tắc “5K” theo quy định của Bộ Y tế
  41. – CB-GV-NV-PHHS&HS khi đến cơ quan phải thực hiện đảm bảo “5K” theo quy định.
  42. – Thực hiện nghiêm túc quy định của cơ quan: khu vực để xe, lối đi, khai báo y tế, khử khuẩn,… làm việc tại cơ quan theo phân công (nếu có) nhằm đảm bảo về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
  43. – Các phòng làm việc thường xuyên khử khuẩn vị trí thường tiếp xúc; bố trí thông tin tuyên truyền về dịch bệnh, khai báo y tế, nước sát khuẩn trước cửa phòng làm việc.
  44. – Khử khuẩn, vệ sinh 3 lần/mỗi ngày làm việc (sáng, trưa và hết giờ chiều) tại vị trí công cộng thường xuyên tiếp xúc.
  45. 3. Kiểm soát CB-GV-NV-PHHS&HS ra vào cơ quan
  46. – Bước 1: Để xe đúng nơi quy định, đi theo lối đi đã chỉ dẫn.
  47. – Bước 2: Người vào cơ quan phải đảm bảo “5K” (đeo khẩu trang, khử khuẩn tay, giữ khoảng cách 2m, khai báo y tế) theo quy định trước khi vào phòng làm việc.
  48. – Bước 3: Đến phòng làm việc, phòng họp: phải khử khuẩn tay ngay cửa ra vào, tự kiểm tra chỗ ngồi, bàn làm việc, máy tính,… khử khuẩn trước khi sử dụng.
  49. – Bước 4: Thực hiện nghiêm “5K” trong thời gian làm việc.
  50. – Bước 5: Trước khi ra về: làm vệ sinh, khử khuẩn vị trí làm việc, người về sau cùng khử khuẩn tay nắm cửa, vị trí thường tiếp xúc tại phòng làm việc.
  51. Ghi chú: Tùy tình hình dịch bệnh, tùy tính chất công việc, cơ quan cho phép khách vào liên hệ công việc tại phòng chuyên môn, nghiệp vụ (khách liên hệ phòng nào thì phòng đó phải chịu trách nhiệm quy định về phòng, chống dịch).
  52. 4. Tổ chức các cuộc họp, hội nghị tại cơ quan
  53. – Bước 1: Hội trường, phòng họp được khử khuẩn tại vị trí thường tiếp xúc từ hôm trước. Bố trí nước sát khuẩn, máy đo thân nhiệt trước cửa hội trường, phòng họp
  54. – Bước 2: Để xe đúng nơi quy định, đi theo lối đi đã chỉ dẫn.
  55. – Bước 3: Vào hội trường, phòng họp phải đảm bảo “5K” (đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và khử khuẩn tay, khai báo y tế, giữ khoảng cách 2m).
  56. – Bước 4: Người dự họp, tự kiểm tra vị trí dự họp.
  57. – Bước 5: Họp xong, phải khử khuẩn Hội trường, phòng họp tại vị trí thường tiếp xúc.
  58. 6. Phương án xử trí các tình huống xảy ra (có phụ lục đính kèm)
  59. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  60. Hiệu trưởng
  61. – Xây dựng kế hoạch, phương án, thành lập Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Trường Trung học cơ sở Phú Cường.
  62. – Phụ trách các nội dung về phương án xử lí các tình huống (mục 6, IV) có liên quan dịch Covid-19.
  63. – Công khai đường dây nóng, phụ trách đường dây nóng phản ánh về tình hình phòng, chống dịch tại cơ quan Trường Trung học cơ sở Phú Cường.
  64. – Cung cấp đầy đủ nước sạch, dung dịch xà phòng rửa tay, sát trùng tay nhanh, khẩu trang dự phòng, CloraminB, thuốc, thiết bị y tế….
  65. – Thực hiện kế hoạch tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
  66. – Giám sát chặt chẽ công tác phòng chống dịch của tất cả các bộ phận trong nhà trường.
  67. – Thực hiện chế độ báo cáo Trạm y tế, TTYT, Phòng giáo dục hoặc các cấp theo quy định.
  68. Nhân viên y tế
  69. – Thực hiện nghiêm túc giờ trực tại trường (ghi rõ trong HD liên ngành 787/HDLN/YT-GD-LĐTBXH trang 2: “đảm bảo cán bộ y tế có mặt liên tục trong suốt thời gian dạy và học để sẵn sàng đáp ứng y tế khi cần)
  70. – Tham mưu với BGH các biện pháp phòng chống dịch trong nhà trường
  71. – Tham mưu với nhà trường các hình thức tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid-19.
  72. – Chuẩn bị, bổ sung kịp thời đầy đủ cơ số thuốc, nhiệt kế điện tử, dung dịch rửa tay, sát trùng tay nhanh, khẩu trang, CloraminB, nước tẩy rửa thông thường.
  73. – Phối hợp với GVCN ,GV trực cập nhật sức khỏe, thân nhiệt, của CB,GV,NV và học sinh hàng ngày.
  74. – Thực hiện quy trình xử lí học sinh khi có học sinh bị ốm tại trường.
  75. – Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh trường, lớp; công tác phòng chống dịch bệnh hàng ngày.
  76. – Tổng hợp báo cáo thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của nhà trường hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cho BGH nhà trường.
  77. Giáo viên chủ nhiệm
  78. – Kết hợp giáo viên bộ môn để chia lớp thành hai nhóm cho phù hợp với nhận thức của học sinh để dạy trực tiếp trên lớp; đồng thời tiếp tục phương án dạy học qua phần mềm zoom và giao bài cho học sinh tự học ở nhà nếu có dịch bệnh xảy ra.
  79. – Thông báo tới PH, HS phương án học sinh quay trở lại trường.
  80. – Phối hợp với PHHS chuẩn bị cơ sở vật chất của lớp để phòng chống dịch bệnh tốt nhất.
  81. – Kiểm tra sĩ số hàng ngày, báo cáo ngay với Ban giám hiệu và nhân viên y tế các trường hợp nghỉ học do ốm. Khi có hs bị sốt, ốm báo ngay với BGH hoặc nhân viên y tế để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
  82. – GVCN phối hợp với CMHS vệ sinh, khử khuẩn lớp học bằng Cloramin B hoặc các chất tẩy rửa thông thường khác vào cuối mỗi buổi học.
  83. – Quản lí học sinh giờ chào cờ tại lớp học, giờ ra chơi 10′ cũng tại lớp.
  84. – Thường xuyên truyền truyền, nhắc nhở học sinh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ y tế.
  85. – Nếu có HS nghỉ học thường xuyên liên hệ với PHHS nắm bắt tình hình sức khỏe HS, báo cáo BGH.
  86. Giáo viên bộ môn
  87. – Kiểm tra sĩ số học sinh theo từng tiết học, theo dõi sát các biểu hiện sức khỏe của học sinh.
  88. – Phối hợp với GVCN vệ sinh lớp học, thực hiện vệ sinh các phòng bộ môn, phòng chức năng, các nhiệm vụ được BGH phân công.
  89. – Thường xuyên truyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho học sinh và gia đình.
  90. – Tham gia lịch trực theo sự phân công của Tổ trưởng chuyên môn.
  91. Phân công trực:
  92. – Gồm các đ/c Ân, đ/c Chiến, đ/c Mông, đ/c Diệu, đ/c Hòa, đ/c Thi, đ/c Nga, đ/c Lúyl Sin, buổi sáng có mặt tại trường vào hồi 6h45′, buổi chiều vào hồi 13h.
  93. – GVCN cùng với các đ/c đoàn viên và tổ bộ môn, GV dự trữ được phân công tham gia đo thân nhiệt cho học sinh đầu giờ sáng và chiều, cập nhật vào sổ theo dõi thân nhiệt học sinh.
  94. – Hướng dẫn học sinh có thân nhiệt >37,5o C kèm theo các biểu hiện như ho, hắt hơi, khó thở, đau rát họng… đeo khẩu trang và đưa học sinh vào theo dõi tại phòng y tế – Phòng cách ly.
  95. – Nhắc nhở học sinh mở toàn bộ cửa sổ, cửa chính thông thoáng lớp học, tuyệt đối không bật điều hòa nhiệt độ.
  96. – Thường xuyên đi kiểm tra, theo dõi sức khỏe, sĩ số học sinh, tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong các lớp học.
  97. Giáo viên Tổng phụ trách
  98. – Phối hợp với nhân viên y tế và Đội tuyên truyền măng non tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19, kết hợp bài tuyên truyền và các bài hát, nhạc để nâng cao hiệu quả truyền thông.
  99. – Kiểm tra thường xuyên và bổ sung kịp thời các tờ tranh, bài tuyên truyền tại các lớp, kiểm tra sĩ số học sinh vào đầu các giờ học.
  100. – Chuẩn bị đầy đủ loa, mic cho công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.
  101. – Thực hiện chào cờ và các nội dung đội theo đơn vị lớp.
  102. – Bố trí, kiểm tra, học sinh đi vệ sinh và rửa tay vào các giờ nghỉ hợp lý có giãn cách.
  103. – Kiểm tra vệ sinh các lớp sau mỗi buổi học.
  104. – Kết hợp với đoàn viên và tổ bộ môn đo thân nhiệt cho hs đầu giờ học và quản lý hs sau khi tan học.
  105. Nhân viên bảo vệ
  106. – Không cho HS ra khỏi trường trong buổi học
  107. – Không cho những người không có nhiệm vụ vào trường
  108. – Khi khách đến liên hệ nhân viên bảo vệ phải:
  109. + Báo với Ban giám hiệu
  110. + Ghi tên, đơn vị công tác, số ĐT liên lạc, ngày và giờ vào trường, ghi tên cán bộ nhà trường làm việc với khách, hướng dẫn khách đến đúng phòng cần làm việc, không đi đến các khu vực khác của nhà trường. Đồng thời hướng dẫn khách thực hiện các biện pháp phòng dịch như đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào trường.
  111. – Phối hợp thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn trường, lớp hàng ngày.
  112. – Đảm bảo khuôn viên, cơ sở vật chất nhà trường luôn sạch sẽ, gọn gàng.
  113. – Lao công và Bảo vệ luôn kiểm tra hệ thống cấp thoát nước để đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho học sinh trong việc phòng chống Covid-19 và hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh an toàn và giãn cách đúng quy định.
  114. Đối với học sinh
  115. – Nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh do trường, lớp đề ra.
  116. – Đi học đúng giờ, tan học phải về nhà ngay, không tụ tập ăn uống tại cổng trường và các khu vực xung quanh trường.
  117. – Đeo khẩu trang từ nhà đến trường, suốt quá trình học và khi ở trường về nhà.
  118. – Nghiêm túc thực hiện đo thân nhiệt tại cổng trường 2 lần/ngày.
  119. – Chế độ ăn uống: thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  120. – Chế độ vệ sinh: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nơi ở hàng ngày.
  121. – Chế độ luyện tập, thể dục thể thao: thực hiện các bài tập thể dục do GV dạy thể dục hướng dẫn, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện nâng cao sức khỏe hàng ngày.
  122. – Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát trùng tay nhanh trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau mỗi giờ ra chơi, sau khi tháo bỏ khẩu trang, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi…
  123. – Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc khủy tay áo, không khạc nhổ bừa bãi, bỏ rác, khẩu trang vào thùng rác ở nơi quy định.
  124. – Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay..
  125. – Tích cực tuyên truyền đến bạn bè xung quanh và gia đình về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
  126. – Khi thấy các biểu hiện như mệt mỏi, ho, sốt, đau đầu, khó thở, đau rát họng… phải thông báo ngay với GVCN, giáo viên đang dạy tiết học và nhân viên y tế.
  127. – Khi rửa tay bằng xà phòng và nước phải giữ gìn bảo quản CSVC chung, lấy vừa đủ lượng xà phòng cần thiết, xả nước đủ tránh lãng phí.
  128. Phụ huynh cần chuẩn bị cho học sinh
  129. – Khẩu trang y tế.
  130. – Khăn tay hoặc khăn giấy cá nhân.
  131. – Bình nước uống cá nhân, hoặc cốc uống nước riêng
  132. – Nước sát trùng tay nhanh cá nhân.
  133. * Lưu ý:
  134. – Trước khi cho con đến trường các bậc phụ huynh cần đo thân nhiệt cho con.  Nếu có dấu hiệu sốt cần cho con nghỉ ở nhà để theo dõi sức khoẻ, đồng thời báo với cô giáo chủ nhiệm về tình hình của con.
  135. – Khi con có các biểu hiện như ho, sốt, khó thở, tức ngực, mệt mỏi, đau đầu, cần cho con nghỉ học, đưa đến cơ sở y điều trị kịp thời và báo ngay với GVCN.
  136. – Nhắc con không tụ tập tại các địa điểm đông người, không ăn quà vặt khu vực cổng trường hoặc các hàng quán trên đường đến trường, kết thúc giờ học phải về nhà ngay. Thực hiện nghiêm túc yêu cầu 5K của Bộ y tế…
  137. – Các bậc phụ huynh khi đón con đứng ở ngoài cổng trường không tự ý vào trong trường. Cần tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
  138. Trên đây là nội dung Kế hoạch các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại trường Trung học cơ sở Phú Cường. Đề nghị tất cả CB, GV, NV, HS nghiên cứu và nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỜNG
– UBND xã (để báo cáo);  
– Phòng GD&ĐT (để báo cáo);  
– Trạm Y tế xã, Phú Cường;  
– CB-GV-NV-PHHS&HS (biết thực hiện);  
– Lưu: VT.  
       Lê Thị Sơn Ân
   
  1. PHƯƠNG ÁN XỬ TRÍ KHI CÓ TRƯỜNG HỢP NGHI MẮC COVID-19, F1, F2
  2. Phương án khi có trường hợp nghi mắc tại cơ quan
  3. Khi phát hiện có cán bộ, giáo viên, nhân viên hoặc học sinh có một trong các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở… tại trường thì thực hiện các bước sau:
  4. – Bước 1: Lập tức gọi điện thông báo cho hiệu trưởng (Nếu là học sinh thì giáo viên bộ môn hoặc GVCN khi phát hiện thì lập tức thông báo cho hiệu trưởng) và nhân viên y tế nhà trường.
  5. – Bước 2: Nhân viên y tế cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách.
  6. – Bước 3: Yêu cầu người nghi ngờ hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.
  7.  – Bước 4: Tổ an toàn COVID số 1 của nhà trường phân luồng lối đi từ khu vực có người nghi nhiễm đến phòng cách ly tạm thời.
  8. – Bước 5: Tổ an toàn COVID số 1 hướng dẫn người nghi ngờ di chuyển theo lối đi đã được phân luồng đến phòng cách ly tạm thời, nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ xuống phòng cách ly tạm thời để theo dõi bệnh nhân
  9. – Bước 6: Gọi điện thoại cho đường dây nóng của Trung tâm y tế huyện Tam Nông hoặc của trạm y tế xã Phú Cường để được tư vấn, xét nghiệm SARS-CoV-2.
  10. – Bước 7: Tổ an toàn COVID số 1 lập danh sách người tiếp xúc và hướng dẫn toàn trường thực hiện khử khuẩn khi cơ quan y tế yêu cầu.
  11. – Bước 8: Căn cứ yêu cầu của cơ quan y tế địa phương hoặc kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 hiệu trưởng quyết định cho người nghi mắc làm việc và học tập được phù hợp nhất
  12. Phương án khi có trường hợp F1 tại cơ quan
  13. 2.1. Khi nhận được thông tin có trường hợp F1 tại cơ quan
  14. – – Bước 1:  Thông báo ngay cho Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch, Tổ an toàn COVID của đơn vị.
  15. – Bước 2: Nhân viên y tế cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách. Yêu cầu trường hợp F1hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác
  16. – Bước 3:  Thông báo cho tổ an toàn COVID số 1 phân luồng lối đi từ khu vực có F1 đến phòng cách ly tạm thời số 1. Đồng thời hướng dẫn F1 di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly.
  17. – Bước 4: Tổ an toàn COVID số 2 thực hiện các biện pháp khử trùng khu vực xuất hiện F1 và các khu vực có liên quan tới F1 theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.
  18. – Bước 5: Báo cáo trạm y tế xã thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên ngay tại phòng cách ly tạm thời:
  19. + Nếu kết quả dương tính thì khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn.
  20. + Nếu kết quả âm tính thì xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nguyên tắc gộp mẫu các trường hợp cùng vị trí làm việc, cùng nơi ở/lưu trú để xử trí các trường hợp F2 theo quy định
  21. – Bước 6: Thông báo cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ai ở phòng nào thì ở yên đó; yêu cầu mọi người trong trường thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K. Giáo viên động viên, trấn an tinh thần cho các em học sinh để các em yên tâm, không hoang mang và lo lắng.
  22. – Khi kết quả xét nghiệm RT-PCR của trường hợp F1 âm tính thì cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định.
  23. 2.2. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương
  24. – Đưa trường hợp F1 đi cách ly y tế theo quy định
  25. – Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F2 thông qua dữ liệu khai báo y tế bằng quét mã QR điểm kiểm dịch, lịch công tác, lịch họp, camera giám sát, thông tin từ cán bộ quản lý, F1…Các giáo viên bộ môn đang dạy lớp nào thì điều tra học sinh tại lớp đó, nếu có trường hợp F2 tại lớp nào đề nghị báo ngay cho hiệu trưởng và nhân viên y tế bằng điện thoại.
  26. + Đối với những trường hợp F2 đang có mặt tại trường đề nghị di chuyển theo hướng phân luồng của tổ an toàn COVID số 1 xuống phòng cách ly tạm thời số 2. Thông báo cho phụ huynh học sinh biết nếu con mình thuộc đối tượng F2 và yêu cầu các trường hợp này tự cách ly tại nhà và thông báo với cơ quan y tế nơi cư trú.
  27. + Đối với những trường hợp F2  không có mặt tại trường: Thông báo bằng điện thoại, tin nhắn và yêu cầu tự cách ly tại nơi lưu trú; yêu cầu các trường hợp F2 thông báo với cơ quan y tế cấp xã nơi đang ở/lưu trú để phối hợp thực hiện các quy định phòng, chống dịch
  28. – Tùy vào tình hình thực tế hiệu trưởng xin ý kiến của UBND xã Phú Cường và trạm y tế xã Phú Cường có cho học sinh ra về hay ở lại tại trường.
  29. – Trường hợp nếu sự chỉ đạo của cấp trên cho học sinh ra về thì cụ thể như sau:
  30. + Giáo viên TPT Đội gọi loa hướng dẫn GVCN, GVBM cho các em học sinh không thuộc đối tượng F2 ở các lớp giữ khoảng cách tối thiểu 1m đi theo sơ đồ đã phân luồng khẩn trương về thẳng nhà và thực hiện các biện pháp cách ly y tế tại nhà đợi đến khi nhà trường có thông báo đi học trở lại.
  31.  Lưu ý: HS ra về so le theo khối, lớp(Mỗi lớp cách nhau 5 phút).
  32. +  Hướng dẫn các trường hợp F2 ở tại phòng cách ly đợi lấy mẫu xét nghiệm nhanh và ra về cách ly tại nhà theo hướng dẫn của y tế địa phương
  33. – Các giáo viên không thuộc đối tượng nào ở lại lau khử khuẩn toàn bộ các lớp học, các phòng chức năng và phối hợp trạm y tế phun khử khuẩn toàn bộ nhà trường.
  34. 2.3. Trưởng Ban Phòng, chống dịch Covid-19 của cơ quan phối hợp với phối hợp vớ Trung tâm y tế cấp huyện , Trạm y tế xã  triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho những  giáo viên và học sinh có nguy cơ theo yêu cầu của cơ quan y tế.
  35. 2.4. Xử trí đối với các trường hợp F2 khi có kết quả xét nghiệm của trường hợp F1
  36. – Kết quả xét nghiệm âm tính thì cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định, toàn bộ cơ quan được tiếp tục hoạt động bình thường, tăng cường thực hiện 5K và tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch.
  37. – Kết quả xét nghiệm dương tính thì thực hiện như Phần II của hướng dẫn phương án này.
  38. Phương án có trường hợp F2 tại cơ quan
  39.           – Thông báo cho Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch, Tổ an toàn COVID của trường Trung học cơ sở Phú Cường.
  40. – Phối hợp với cơ quan y tế địa phương để lấy mẫu xét nghiệm cho F2 (nếu được yêu cầu
  41. – Hướng dẫn cho F2 về cách ly tại nhà, nơi lưu trú và chờ kết quả xét nghiệm của F1.
  42. – Liên lạc với Tram y tế xã Phú Cường về kết quả xét nghiệm của F1:
    + Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định, thực hiện 5K.
  43. + Kết quả xét nghiệm dương tính thì thực hiện như Phần II của hướng dẫn phương án này.
  44. PHƯƠNG ÁN KHI CÓ CÁC TRƯỜNG HỢP MẮC COVID-19
  45. Phát hiện có các trường hợp F0 qua xét nghiệm sàng lọc định kỳ tại cơ quan
  46. – Kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc Covid-19.
  47. – Thông báo và phối hợp với cơ quan y tế địa phương để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
  48. – Thủ trưởng đơn vị trên cơ sở ý kiến của cơ quan y tế địa phương ra quyết định phong tỏa tạm thời toàn bộ đơn vị hoặc từng khu vực làm việc, vị trí làm việc có F0 để phục vụ cho việc truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
  49. – Thông báo cho các trường hợp F0 và yêu cầu không tự ý di chuyển, không tiếp xúc với người xung quanh, đeo khẩu trang y tế và chờ được hướng dẫn, xử trí.
  50. – Đ/c Diệu – y tế: Mặc quần áo bảo hộ xuống phòng cách ly tạm thời để theo dõi sức khỏe bệnh nhân.
  51. – Tổ an toàn covid số 01 phân luồng lối đi. Hướng dẫn cho ca bệnh di chuyển theo lối đi đã được phân luồng vào đến phòng cách ly tạm thời số 01.
  52. – Tổ an toàn covid số 02  khoanh vùng và hướng dẫn lao công, giáo viên khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan đến ca bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
  53. – Giáo viên TPT thông báo loa cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh  đang có mặt tại đơn vị không tự ý di chuyển; nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cụ thể theo hướng dẫn của cơ quan y tế không để xảy ra tình trạng hoảng loạn, gây hoang mang, lo lắng đặc biệt là học sinh.
  54. – Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch của nhà trường lập tức phân nhóm và bố trí riêng khu vực cho các trường hợp F1, F2 và các đối tượng khác cụ thể như sau:
Đối tượng F1 F2 Các đối tượng khác
Khu vực tập trung Là phòng có xuất hiện F0 của dãy phòng học Là các phòng còn lại có xuất hiện F0 Các dãy nhà còn lại của nhà trường.
Đ/c Ân Hiệu trưởng: Chỉ đạo chung tất cả các khu vực của nhà trường theo hướng dẫn của cơ quan y tế Đ/c Ân Hiệu trưởng:  Trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn những việc cần làm cho GVCN, GVBM tại khu vực tập trung F1 Đ/c Chiến P.Hiệu trưởng: Trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn những việc cần làm cho GVCN, GVBM tại khu vực tập trung F2 Đ/c Hồng Loan TPT chịu trách nhiệm hướng dẫn các công việc cụ thể cần làm cho GVCN, GVBM và học sinh tại các khu vực này theo chỉ đạo của Hiệu trưởng.
Giáo viên GVCN hoặc GVBM trực tiếp giảng dạy tại các lớp có xuất hiện F0, F1 Các đ/c GVCN, GVBM đang trực tiếp giảng dạy tại lớp có xuất hiện F2 GVCN các lớp còn lại, GVBM, tổ văn phòng
  1. * Lưu ý:
  2. Các đ/c phụ trách ở các khu vực tập trung F1, F2 ổn định tâm lý học sinh và chuẩn bị cho việc lấy mẫu xét nghiệm hoặc cách ly y tế theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
  3. Các đ/c phụ trách ở khu vực còn lại ổn định học sinh và thực hiện các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của người phụ trách khu vực.
    – Sau khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn (theo hướng dẫn tại Phụ lục 2), đơn vị tiếp tục hoạt động bình thường kể từ ngày hôm sau.
  4. – Sau khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn (theo hướng dẫn tại Phụ lục 2, Công văn số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021), đơn vị tiếp tục hoạt động bình thường kể từ ngày hôm sau.
  5. Phát hiện có các trường hợp F0 tại cơ quan thông qua xét nghiệm trường hợp F1, F2 và trường hợp nghi ngờ
  6. Xử lý như Mục 1, Phần II và xử trí đối với F1, F2 như Phần I của hướng dẫn phương án này.
  7. Phát hiện có các trường hợp F0 là người lao động của cơ quan thông qua xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng
  8. 3.1. Trường hợp F0 đang có mặt tại cơ quan
  9. Xử lý như Mục 1, Phần II và xử trí đối với F1, F2 như Phần I của hướng dẫn phương án này.
  10. 3.2. Trường hợp F0 không có mặt tại cơ quan
  11. Phối hợp với cơ quan y tế các địa phương có liên quan tiến hành rà soát các trường hợp F1, F2 tại đơn vị để cách ly y tế và xử lý như Phần I của hướng dẫn phương án này.
  12. Phát hiện có trường hợp mắc Covid-19 thông qua xét nghiệm đối với người lao động đi công tác
  13. 4.1. Trường hợp kết quả dương tính trước khi người lao động đi công tác
  14. Xử lý như Mục 1, Phần II và xử trí đối với F1, F2 như Phần I của hướng dẫn phương án này.
  15. 4.2. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính sau khi người lao động đi công tác về
  16. – Trường hợp người lao động chưa đến nơi làm việc, đang ở nhà hoặc nơi lưu trú:
  17. + Thông báo và phối hợp với cơ quan y tế tại nơi lưu trú để xử lý theo quy định.
  18. + Thông báo những người đi cùng trong đoàn công tác và địa phương nơi người lao động đến công tác để xác định các trường hợp F1, F2 của nơi đến công tác và tiến hành xử lý như Phần I hướng dẫn phương án này.
  19. – Trường hợp người lao động đã đến nơi làm việc:
  20. Xử lý như Mục 1, Phần II và xử trí đối với F1, F2 như Phần I của hướng dẫn phương án này.
  21. Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh (tất cả các mẫu xét nghiệm tại đơn vị âm tính)
  22. 5.1. Trường hợp người lao động ở nơi làm việc
  23. – Thông báo dỡ bỏ phong tỏa.
  24. – Thông báo cho đơn vị đã được phân công chịu trách nhiệm khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan đến F1, F2.
  25. – Rà soát lại toàn bộ người lao động trong cơ quan theo danh sách quản lý để tiếp tục theo dõi, giám sát và định kỳ thực hiện xét nghiệm sàng lọc.
  26. – Cơ quan hoạt động bình thường, thực hiện 5K và các quy định phòng, chống dịch.
  27. 5.2. Trường hợp người lao động đang ở nhà hoặc nơi lưu trú (không phải là F0, F1)
  28. – Thông báo về việc dỡ bỏ phong tỏa tại cơ quan.
  29. – Tiếp tục đến làm việc bình thường tại cơ quan.
  30. Có các trường hợp F0 ở các đơn vị khác nhau trong cùng một khu vực sinh sống
  31. – Xử trí như Mục 1, 2, 3, 4, 5 Phần II của hướng dẫn phương án này.
  32. – Các đơn vị phối hợp để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo qui định.
  33. Trường hợp nhận thông tin có F0 là người lao động của đơn vị ngoài giờ làm việc
  34. – Báo cáo ngay cho Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ quan để biết và tạm dừng hoạt động để thực hiện vệ sinh, khử khuẩn, truy vết F1, F2 và chờ kết quả xét nghiệm của cơ quan y tế địa phương.
  35. – Thông báo cho đơn vị đã được phân công chịu trách nhiệm khử khuẩn toàn bộ đơn vị, đặc biệt khu vực làm việc của ca mắc.
  36. – Thực hiện truy vết, lập danh sách F1, F2 gửi cho cơ quan y tế địa phương.
  37. – Chờ cơ quan y tế địa phương thông báo kết quả xét nghiệm của F1, F2 trước khi quyết định cho cơ quan hoạt động trở lại./.